Trà xanh là loại thức uống quá quen thuộc với mọi người dân Việt Nam. Với những công dụng tuyệt vời của mình, trà xanh xứng đáng là thức uống “quốc dân”, có mặt hầu như tại mọi gia đình. Không chỉ giúp ngăn ngừa các ung thư, bệnh tim mạch, trà xanh còn là thức uống giảm cân, cải thiện da dẻ, tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, thứ gì cũng cần “đúng người, đúng thời điểm”. Việc sử dụng trà xanh bừa bãi không chỉ phản khoa học mà còn đem lại những tác hại khôn lường. Hãy cùng danangaz.com học cách uống trà xanh đúng cách để không hại đến sức khỏe nhé!
Không uống trà xanh sau bữa ăn
Uống trà sau bữa ăn là thói quen thường thấy của nhiều gia đình Việt Nam. Theo nhiều người, trà là một thức uống tráng miệng hợp lý để kết thúc bữa ăn. Tuy nhiên, thói quen này lại gây hại cho sức khỏe nhiều hơn bạn tưởng. Trong trà xanh chứa tanin – chất gây rối loạn tiêu hóa. Tanin sẽ kích thích dạ dày tiết nhiều axit, gây khó tiêu và đầy bụng. Thói quen này đặc biệt tai hại với những ai đang mang chứng bệnh viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản hay một số chứng về tiêu hóa khác,…
Không uống trà xanh trước khi ngủ
35mg là lượng cafein có thể chứa trong một cốc trà xanh 237ml. Dù không chứa nhiều cafein như cafe nhưng việc uống một cốc trà xanh trước khi ngủ vẫn có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn, đặc biệt đối với những người nhạy cảm với chất này. Uống trà trước khi ngủ thường gây ra những tác dụng phụ như bồn chồn, lo lắng, hồi hộp và tăng huyết áp. Cafein trong trà xanh gây ra sự rối loạn giấc ngủ dù đã được tiêu thụ đến tận 6 giờ trước khi ngủ. Vậy nên, lời khuyên là hãy uống trà xanh ít nhất 6 tiếng trước khi ngủ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Không uống trà vào lúc đói
Trà xanh có tác dụng kích thích dạ dày tiết ra axit. Uống trà xanh vào lúc đói, đặc biệt là buổi sáng, sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của dạ dày. Trà xanh gây mất cân bằng môi trường trong dạ dày. Điều này khiến bạn khó chịu, lâu dài ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa. Ngoài ra, uống trà lúc đói còn tăng khả năng mòn men răng vì nồng độ axit trong miệng tăng lên. Vị chua này cũng khiến bạn mất cảm giác ngon miệng, ăn ít và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
Không nên để trà xanh qua đêm kể cả cho vào tủ lạnh
Trà nên được uống ngay sau khi pha. Lý do đầu tiên là do quá trình oxy hóa sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng, đặc biệt là mùi hương đặc trưng của trà. Trà để qua đêm cũng sẽ đổi thành màu đậm. Lúc này, các chất có sẵn trong trà như các loại vitamin sẽ bị biến chất. Trà để qua đêm cũng là môi trường thích hợp để các loại vi khuẩn sinh sôi. Trà để lâu sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như hương vị vốn có.
Không nên cho đường vào trà
Kết hợp đường với trà gây mất hương vị đặc trưng của trà. Ngoài ra, đường cũng làm các chất trong trà biến đổi, không tốt cho sức khỏe. Nếu bạn là người thích uống ngọt, có thể kết hợp trà với mật ong.
Tránh uống trà quá đặc
Uống trà quá đặc là điều “đại kỵ”. Không những không mang lại lợi ích cho sức khỏe, trà quá đặc còn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan trong cơ thể không kém gì rượu bia. Trà đặc chứa florua – chất gây ảnh hưởng đến chức năng thận. Khi thận không có đủ khả năng bài tiết florua, chất này sẽ tích lũy trong cơ thể. Trà đặc cũng chứa những chất gây sỏi thận.
Một lượng lớn cafein trong trà đặc sẽ kích thích dạ dày tiết quá mức acid. Lâu ngày, quá trình này gây tổn hại, loét, viêm sưng dạ dày. Theo nhiều cuộc khảo sát, 70% các bệnh nhân viêm loét dạ dày thích uống trà đặc. Trà đặc còn là tác nhân gây tăng huyết áp, khiến bạn căng thẳng, mệt mỏi, hồi hộp, loạn nhịp tim
Không nên uống quá nhiều trà xanh
Uống quá nhiều trà xanh (710ml – 950ml) sẽ gây ra hàng loạt tác dụng phụ không đáng có. Những tác dụng phụ có thể kể đến như: suy giảm khả năng hấp thụ sắt, tăng lo lắng, khó ngủ, buồn nôn, chóng mặt đau đầu, nghiện cafein,… Những tác dụng phụ này lâu ngày sẽ khiến sức khỏe suy giảm.
Không uống trà với thuốc
Tanin có trong trà sẽ kết hợp với các dược chất trong thuốc gây nên những phản ứng hóa học. Điều này khiến cơ thể hấp thụ chậm và thuốc kém hiệu quả. Đặc biệt lưu ý, uống trà nên cách xa thời gian uống các thuốc có sắt vì trà xanh làm hạn chế khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.
Hạn chế uống trà xanh khi đang mang thai
Trà xanh chứa nhiều caffein – chất không nên nạp vào cơ thể khi đang mang thai. Cafein sẽ đi qua nhau thai vào thẳng cơ thể chưa hoàn thiện của bé. Em bé có thể chịu những tác dụng phụ từ lượng cafein từ trà xanh này. Nghiêm trọng hơn, việc tiếp xúc với nhiều caffein có trong trà xanh sẽ gây sinh non hoặc nặng hơn là những dị tật bẩm sinh. Phụ nữ mang thai chỉ được nạp tối đa 300 mg cafein mỗi ngày.
Pha trà ở nhiệt độ vừa phải
Nhiệt độ quá cao sẽ phân hủy tanin và các chất dinh dưỡng có trong trà. Trà pha nước quá nóng sẽ không mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng, ngoài ra hương vị cũng sẽ không được “chuẩn”. Nhiệt độ thích hợp nhất để pha trà xanh là 85 độ C.
Trên đây là những lưu ý để dùng trà xanh “đúng người, đúng thời điểm và đúng cách”. Để biết thêm những cách pha trà “siêu ngon”, hay những loại trà “đạt chuẩn”, bạn có thể ghé thăm Trà Chính Sơn – đơn vị cung cấp trà chất lượng.