DaNangAZ

Thủ Tục Và Trường Hợp Miễn Giấy Phép Lao Động (Work Permit)

Khi nhắc đến lao động Việt Nam, người nước ngoài thường phải tuân thủ đầy đủ các điều lệ mà nhà nước ban hành về luật lao động tại Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp đặc biệt người lao động được miễn lao động khi nộp đơn xin miễn. Để hiểu hơn về thủ tục và trường hợp miễn giấy phép lao động, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau đây nhé!

Miễn giấy phép lao động (work permit) là bao nhiêu?

giấy phép lao động
Giấy phép lao động

Giấy phép lao động (hay còn gọi là work permit) là một loại giấy tờ pháp lý quan trọng. Giấy phép này giúp người lao động nước ngoài được phép làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Hiện nay, người nước ngoài phải thực hiện các thủ tục xin cấp giấy phép lao động. Tuy nhiên, một vài trường hợp khác sẽ được xét miễn giấy phép lao động.

Tổng hợp các trường hợp được miễn giấy phép lao động tại Việt Nam

  • Là thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên hoặc chủ sở hữu.
  • Là thành viên HĐQT của công ty cổ phần. Công ty có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên, hoặc chủ tịch HĐQT.
  • Là Giám đốc cơ quan đại diện, dự án nước ngoài chịu trách nhiệm chung về hoạt động của tổ chức quốc tế. Hoặc tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
  • Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện cung ứng dịch vụ.
  • Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để khắc phục sự cố, vấn đề kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm gián đoạn. Hoặc nguy cơ thiệt hại đối với sản xuất, kinh doanh mà chuyên gia Việt Nam và kể cả chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không khắc phục được.
  • Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành trong cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới. Bao gồm: bưu chính, viễn thông, xuất bản, thương mại, giáo dục, đào tạo, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin, văn hoá giải trí và y tế.
  • Vào Việt Nam để cung ứng dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật. Hoặc thực hiện các công việc cần thiết hỗ trợ. Bao gồm hoạt động nghiên cứu, soạn thảo, phê duyệt, theo dõi đánh giá, quản lý tiến độ thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) quy định hoặc thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài với Việt Nam.
  • Vào Việt Nam làm việc với chức danh người quản lý, GDĐH, chuyên gia. Hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày. Đặc biệt, không quá 03 lần trong 01 năm.
  • Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam. Căn cứ theo quy định của Luật Luật sư.
  • Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  • Người nước ngoài thành hôn với người Việt. Đồng thời, đã định cư trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động truyền thông, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
  • Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cử vào Việt Nam đào tạo, nghiên cứu tại trường quốc tế thuộc quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc Liên hợp quốc. Tại cơ sở, tổ chức được thành lập theo các điều ước Quốc tế Việt Nam đã ký kết, tham gia.
  • Là tình nguyện viên. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP năm 2020.
  • Vào Việt Nam thực hiện hợp tác quốc tế được cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết. Căn cứ theo quy định của Chính phủ.
  • Học sinh, sinh viên đang học tập tại các nhà trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có nguyện vọng tập sự tại Việt Nam. Học viên thực tập, tập sự trên tàu biển Việt Nam.
  • Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam. Căn cứ quy định tại điểm l khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
  • Có hộ chiếu công vụ vào làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội.
  • Người chịu trách nhiệm về hiện diện thương mại.
  • Được Bộ GD&ĐT xác nhận người lao động nước ngoài vào Việt Nam thực hiện đào tạo, nghiên cứu.

Hồ sơ, thủ tục xin miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài

giấy phép lao động
Hồ sơ xin miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài

Được miễn cấp GPLĐ không đồng nghĩa với việc không phải báo cơ quan quản lý lao động được cấp. Do đó, người lao động không phải tiến hành thủ tục yêu cầu xác nhận. Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

Hồ sơ đề nghị xác nhận

  • Giấy đề nghị xác nhận Người Lao Động không thuộc diện cấp GPLĐ . Căn cứ theo Mẫu số 09/PLI Phụ lục I Nghị định này.
  • Bản sao chứng thực hộ chiếu còn hoạt động và thời hạn.
  • Giấy chứng nhận hoặc Giấy kiểm tra bệnh tật được cơ sở y tế của nước ngoài hoặc Việt Nam cấp trong vòng 12 tháng. Bắt đầu tính từ thời điểm nộp hồ sơ.
  • Văn bản chấp thuận NLĐ nước ngoài không phải xác nhận nhu cầu này.
  • Các giấy tờ cần thiết xác nhận Người Lao Động không thuộc diện phải cấp giấy phép.

Thủ tục thực hiện

  • Đơn vị tiếp nhận Người Lao Động nộp hồ sơ đề nghị xác nhận tại bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tại thời điểm dự kiến làm việc.
  • Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận đầy đủ hồ sơ. Cơ quan giải quyết có văn bản xác nhận Người Lao Động không thuộc diện cấp GPLĐ.
  • Thời hạn tối đa của Văn bản xác nhận không quá 02 năm.
  • Thời hạn của giấy xác nhận miễn giấy phép lao động.
  • Giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động có thời hạn tối đa là 2 năm. Căn cứ theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019.
  • Thời hạn của giấy xác nhận miễn giấy phép lao động không được ấn định rõ. Tuy nhiên, đa phần sẽ tùy thuộc vào thời hạn của hợp đồng, của thỏa thuận. Hoặc dựa theo thời gian nắm giữ chức vụ, thời gian thực hiện trách nhiệm của người nước ngoài thuộc diện miễn giấy phép lao động Việt Nam.
  • Khi thời hạn của hợp đồng, thoả thuận hết hoặc khi người được miễn giấy phép lao động thực hiện hoàn thành nhiệm vụ, chấm dứt nắm giữ chức danh lãnh đạo thì thời hạn của giấy xác nhận miễn giấy phép lao động cũng sẽ chấm dứt.
  • Khi giấy xác nhận hết thời hạn, người nước ngoài cần thực hiện thủ tục xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động một lần nữa. Nhằm đề nghị cấp giấy phép lao động mới nếu muốn tiếp tục làm việc tại Việt Nam.

Hãng Luật Quốc Tế Thành Công – Đơn vị cung ứng dịch vụ miễn giấy phép lao động chuyên nghiệp nhất hiện nay

Hãng Luật Quốc Tế Thành Công
Hãng Luật Quốc Tế Thành Công

Với nhiều năm kinh nghiệm và đội ngũ chuyên môn trong lĩnh vực tư vấn, Luật Thành Công sẽ đưa đến cho quý khách hàng một trải nghiệm dịch vụ tốt nhất với chi phí tối thiểu. Luật Thành Công luôn đặt uy tín lên trên hàng đầu. Đội ngũ luật sư luôn nhiệt tình tư vấn cho khách kịp thời và nhanh chóng. Quý khách hàng có nhu cầu tham khảo dịch vụ miễn giấy phép lao động hiện nay, có thể liên hệ ngay với công ty.

CÔNG TY HÃNG LUẬT QUỐC TẾ THÀNH CÔNG

  • Luật sư tư vấn: Chủ tịch HĐTV Hồ Đặng Lâu – Ths. Lê Bá Thành
  • Website: Luatthanhcong.com 
  • Trụ sở: Tầng Trệt Số 29/31 Đ. Lê Đức Thọ, Phường 7, Q. Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
  • Chi nhánh 1: Số 004A-004B Đ. Bùi Công Trừng, X. Đông Thạnh, H. Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh
  • Chi nhánh 2: Số 1429 Đ. Vĩnh Lộc, X. Vĩnh Lộc B, H. Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
  • Hotline: 1900 633 710 0933 157 679 
  • Email: congtyluatthanhcong@gmail.com
5/5 - (1 bình chọn)
Picture of partimecontent02@gmail.com partimecontent02@gmail.com

partimecontent02@gmail.com partimecontent02@gmail.com

Table of Contents