Bạn đang cần tìm mua một chiếc xe đạp điện cũ. Vậy trước khi moi ví ra bạn cần kiểm tra những gì đối với một chiếc xe đạp điện cũ ? Bạn hãy cùng mình tìm hiểu nhé.
Cách dưới đây bạn có thể áp dụng đối với tất cả dòng xe đạp điện như : Xe đạp điện Giant m133, 133S, Nijia, Xmen, Vespa điện cũ,…
Những bộ phận cần kiểm tra khi mua xe đạp điện cũ
Chắc bạn cũng đã biết, một chiếc xe đạp điện cũ sẽ không thể tránh khỏi những vấn đề trên những bộ phận của xe. Đặc biệt là những chiếc xe đã được sử dụng từ 2 năm trở lên. Những bộ phận cần kiểm tra khi bạn mua xe đạp điện cũ là gì
1. Ắc quy
Ắc quy là bộ phận có thể nói là quan trọng nhất, vì sau thời gian sử dụng ắc quy thường bị chai, trung bình mỗi bộ ắc quy dùng được khoảng 2-3 năm.
Lưu ý khi kiểm tra ắc quy :
- Bạn cần tháo bình ra thì mới kiểm tra được bình như thế nào nhé
- Kiểm tra ngày sản xuất của bình, đây là bước đầu tiên và cũng là bắt buộc bạn phải kiểm tra. Ngày sản xuất càng sát ngày bạn mua là tốt nhất (từ 1 năm trở xuống là ngon rồi)
- Kiêm tra hình thức bình xem có bị phồng rộp gì không (bình ắc quy ngon là phải phẳng đẹp, khi xoa tay vào không có cảm giác gợn sóng)
- Nếu có thời gian bạn cũng nên kiểm tra xem khi sạc ắc quy có bị nóng hay không.
Theo kinh nghiệm mua bán xe đạp điện cũ, mình khuyên bạn nếu có đủ tài chính thì bạn nên thay luôn một bộ ắc quy mới, bởi ắc quy mới giờ giá cũng không cao như trước, khi thay bình mới bạn sẽ được bảo hành dài (khoảng 12-14 tháng), quãng đường đi được xa hơn, và đặc biệt xe sẽ ít gặp tình trạng hết điện giữa đường nữa chứ.
>>> Bạn có thể tham khảo : Bảng giá thay ắc quy xe đạp điện tại Hà Nội
2. Kiểm tra động cơ xe
Phải kiểm tra đảm bảo động cơ xe đạp điện cũ bạn mua phải chạy ngon. Bởi động cơ kém có thể kéo theo khiến ắc quy và ic cũng hỏng theo.
Cách kiểm tra động cơ :
- Bạn dựng chân chống giữa lên và dùng tay vần bánh, động cơ phải dễ quay, nhẹ nhàng.
- Bật khóa thử kéo ga, bạn nghe tiếng động cơ phải êm, không có tiếng động lạ, tiếng động nghe khó chịu
- Chạy thử nếu thấy ga lên xe chạy đều, không có hiện tượng giật cục khi đi
Bạn nên nhớ : Nếu mua phải một chiếc xe hỏng động cơ thì thời gian bạn phải đi sửa sẽ là rất gần đó
3. Kiểm tra giấy tờ xe đối với xe máy điện
Đối với việc mua một chiếc xe máy điện cũ thì giấy tờ đăng ký xe là cực kỳ quan trọng, bởi một chiếc xe có giấy tờ thì việc mua bán sẽ hợp pháp. Bạn sẽ tránh được những rủi ro ví dụ như mua phải xe trộm cắp, xe có tranh chấp…
4. Kiểm tra hình thức bên ngoài và chức năng phụ trợ
Sau khi kiểm tra và đảm bảo những bộ phận quan trọng động cơ, ắc quy của xe đã ok rồi. Bước tiếp theo là kiểm tra hình thức bên ngoài và chức năng phụ trợ của xe.
- Hình thức xe càng đẹp càng tốt, kiểm tra kỹ xem xe có bị sơn lại hay không bạn nhé. Tuy nhiên hình thức quyết định khá nhiều đến giá, bạn cần cân nhắc nhé.
- Các chức năng phụ trợ như : Còi, đèn, xi nhan, … tất cả những bộ phận này phải đầy đủ bạn nhé.
- Săm lốp xe : Kiểm tra lốp xe xem có mòn quá không, nếu mòn quá chứng tỏ xe đi nhiều và khi mua về chắc chắn không sớm thì muộn bạn cũng phải thay lốp mới cho xe. Do đó lốp xe cũng phải kiểm tra kỹ bạn nhé.
5. Chỉ số công tơ mét, chỉ nên tham khảo
Về số kilomet mà xe điện đó đã chạy được hiển thị trên đồng hồ, bạn cũng không nên quá tin tưởng. Bởi hiện nay chỉ số này chỉ cần ra tiệm, 30 phút là có thể điều chỉnh được con số như ý muốn rồi.
Bởi kinh nghiệm mua xe điện cũ nhiều, mình thấy nhiều xe chỉ số công tơ mét đi rất ít nhưng khi kiểm tra ắc quy xe thì thấy ắc quy đã bị phồng, và ngày sản xuất cũng được 2-3 năm rồi.
6. Xe có bị đâm đụng gì không
Việc mua xe bạn cũng nên kiểm tra kỹ xem xe đã bị đâm đụng gì chưa. Vì chả ai muốn mua một chiếc xe đã có “dớp” bị tai nạn rồi đúng không bạn.
Nếu xe bị té ngã bình thường, xước xác nhẹ thì vấn đề cũng không quá lớn. Để kiểm tra xe bị đâm đụng bạn chỉ cần nhìn vào cùm tay lái, hay dàn áo là biết ngay. Kiểm tra khung xe xem có hàn lại hay sơn lại không, đặc biệt là phần đầu xe, bạn nên chạy thử xem có khó lái hay không, chạy tốc độ cao xem có bị lạng hay không.
7. Chọn mua xe đạp điện cũ tại đại lý uy tín
Theo mình thì bạn nên chọn những cửa hàng mua bán xe đạp điện cũ uy tín để mua. Bởi khi mua xe tại cửa hàng bạn sẽ nhận được chế độ bảo hành tốt từ ắc quy, động cơ… nói chung là sẽ yên tâm hơn sau khi mua bạn nhé.
Khi mua xe của người dùng bạn sẽ gặp phải những rủi ro như : Mua phải xe trộm cắp, xe bị hỏng ắc quy mua về bạn lại mất thêm chi phí thay bình, mua xe không được bảo hành…
8. Tham khảo giá xe đạp điện cũ mới
Bạn nên tham khảo giá xe cũ mới trên thị trường hiện tại thế nào để so sánh giá. Nếu người bán đưa ra mức giá ngang ngửa xe mới thì bạn cũng nên cân nhắc xem có nên mua hay không. Nguồn giá để bạn tham khảo dễ dàng nhất là trang web chotot.com, những hội nhóm mua bán xe điện cũ trên Facebook, các diễn đàn xe cũ …
9. Đừng ngại trả giá
Thông thường khi bán thì ai cũng muốn bán được giá cao, do đó người bán sẽ đẩy giá lên mức có thể nói là trên trời. Bạn cứ mạnh dạn trả giá xuống với giá hợp lý hoặc đã tham khảo giá trên thị trường (thuận mua vừa bán mà).
Bạn có thể tìm ra một số lỗi hư hỏng của xe như xe bị trầy xước, bong sơn, lốp mòn,… thương lượng để đạt được mức giá tốt nhất.
Câu hỏi thường gặp khi mua xe đạp điện cũ
1. Có nên mua xe đạp điện cũ trên chợ tốt không ?
Câu trả lời là : Không nên bạn nhé
Bởi vì :
- Giờ chợ tốt không phải là vùng đất hứa như cách đây 3-4 năm nữa. Giờ bán trên Chotot 99% là thợ trốn bảo hành bạn ạ.
- Không được tư vấn nhiệt tình, gọi điện hỏi thông tin có khi còn nghe phải những giọng điệu gắt gỏng, khó nghe.
- Mua xong là xong nên bạn sẽ không được bảo hành.
2. Mua xe đạp điện cũ có phải viết giấy tờ mua bán không ?
Câu trả lời là : Bạn nên yêu cầu người bán viết giấy
Bởi : Giấy tờ mua bán sẽ là bằng chứng có lợi với bạn khi xảy ra trường hợp mua phải xe trộm cắp, có tranh chấp, khi liên quan đến pháp luật.
Khi mua xe điện cũ, thực hiện tốt được những mục trên thì chắc chắn bạn sẽ mua được một chiếc xe đạp điện cũ đạt được tiêu chí ngon bổ rẻ rồi, chúc bạn thành công nhé.
>>> Xem Thêm: