Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, bồn cầu đóng vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu được. Có vai trò quan trọng nhưng bạn đã biết cấu tạo của bồn cầu là như thế nào chưa? Nguyên lý hoạt động của bồn cầu như thế nào? Hãy cùng đón đọc bài viết sau đây của chúng tôi. Để có thêm thông tin, kiến thức về cấu tạo bồn cầu xổm, bồn cầu bệt chi tiết nhất nhé!
Cấu tạo, cách lắp đặt.và nguyên lý hoạt động bồn cầu xổm, bồn cầu bệt
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại bồn cầu tới.từ các thương hiệu khác nhau. Trong đó, có 2 loại bồn cầu hiện đang được sử dụng phổ biến nhất. Chính là bồn cầu xổm và bồn cầu bệt. Mỗi loại sẽ có cấu tạo, tiện ích khác nhau hỗ trợ cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bạn. Dưới đây chính là thông tin chi tiết về cấu tạo bồn cầu xổm, bồn cầu bệt. Mà công ty thông cống nghẹt giá rẻ Hưng Phát muốn cung cấp đến các bạn.
1. Cấu tạo bồn cầu xổm
Bồn cầu xổm là loại được sử dụng từ nhiều năm trước. Nên chúng thường có cấu tạo đơn giản hơn so với những loại bồn cầu mới sản xuất gần đây. Cho đến hiện nay thì bồn cầu xổm vẫn đang được sử dụng phổ biến. Ngay cả khi hệ thống nhà vệ sinh tự hoạt đã được đưa vào hoạt động phổ biến. Theo cấu trúc chi tiết của bồn cầu xổm, nó thường bao gồm 2 phần chính là bộ xả nước và bệ ngồi.
1.1. Các bộ phận cấu tạo của bồn cầu xổm
Bồn cầu xổm thường được thiết kế nhằm tiết kiệm diện tích. Và có cấu tạo khá đơn giản, được tạo thành bởi 2 bộ phận:
-
Bộ xả nước:
Bộ phận này thường được gắn ở phía trên bồn cầu, có chức năng xả nước sau mỗi lần đi vệ sinh. Theo đó, không phải tất cả bồn cầu xổm đều có bộ phận này. Mà chúng chỉ được thấy ở các loại bồn cầu đã được cải tiến. Với những loại bồn cầu xổm được xây dựng từ lâu, chúng thường không có bộ phận này. Mà chúng ta phải sử dụng xô, chậu hứng nước và dội vào bồn cầu.
-
Bệ ngồi:
Đây là bộ phận để chúng ta ngồi và đi vệ sinh. Bên trong bệ ngồi sẽ gồm một lỗ thoát chất thải xuống bể phốt bằng đường ống thoát chất thải tương tự như bồn cầu bệt. Có phần đập chặn nước nhằm giữ lại một lượng nước nhất định. Để tạo ra môi trường chân không ngăn chặn mùi hôi thối từ bể phốt trào ngược lên.
1.2. Hướng dẫn lắp đặt bồn cầu xổm đúng cách
Trước khi tiến hành lắp đặt bồn cầu xổm, bạn cần phải chuẩn bị một số vật dụng cần thiết như: xi măng, cát, phay xây, máy khoan, bệ ngồi xổm, thanh bẩy, găng tay,… Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ vật dụng như trên thì chúng ta sẽ tiến hành lắp đặt bồn cầu ngay.
– Tiến hành vệ sinh khu vực lắp đặt bồn cầu xổm:
Vệ sinh, làm sạch phần mặt bằng lắp đặt bồn cầu xổm. Có thể dùng nước sạch hoặc các chất tẩy rửa nhà vệ sinh nếu có.
Trường hợp bạn cần thay bồn cầu cũ thì phải có khoan và thanh bẩy để lấy bồn cầu cũ ra trước. Lưu ý quá trình tháo bồn cầu xổm sẽ gồm khoan và bẩy theo chiều kim đồng hồ. Bạn có thể khoan xung quanh miệng bồn cầu để không làm vỡ nó.
Sau đó dùng dao cạo sạch phần nền xung quanh bệ bồn cầu cũ. Nhằm tạo ra mặt tiếp xúc nhẵn và sạch trước khi lắp đặt bồn cầu mới.
– Lắp đặt bồn cầu xổm:
Nhẹ nhàng trát lên trên lớp tiếp xúc một lớp xi măng mỏng từ 1cm – 1.5cm. Vào lúc xi măng còn ướt thì bạn cần tiến hành đặt bệ bồn cầu xổm vào. Sau đó điều chỉnh vị trí cho ngay ngắn, tâm lỗ bồn cầu trùng với tâm lỗ đường ống thoát chất thải. Cuối cùng lấy tay ấn nhẹ với lực đều ở cả 2 bên bồn cầu. Ở đây tay sẽ đặt ở 2 chỗ để chân của bồn cầu xổm.
– Trát xi măng quanh bồn cầu xổm:
Sau khi lắp đặt xong bồn cầu, cần phải trát xi măng xung quanh để bịt kín các lỗ có tiếp xúc trực tiếp với vị trí của bồn cầu. Lúc này, tốt nhất là bạn nên trát thêm vào các phần rìa của bồn cầu. Điều này đảm bảo rằng nước trong nhà vệ sinh sẽ không bị ngấm vào phần chân tiếp xúc với bồn cầu cũng như hệ thống thoát nước bẩn.
Sau khi đã lắp đặt bồn cầu xổm theo những bước như trên, bạn chỉ cần đợi đến lúc xi măng khô tầm khoảng 1 ngày là có thể đưa bồn cầu vào sử dụng bình thường rồi.
1.3. Nguyên lý hoạt động
Hiện nay, hệ thống các loại bồn cầu xổm cao cấp đều đã được tích hợp với hệ thống xả nước.
– Sau khi đi vệ sinh xong thì chất thải sẽ được giữ lại ở dưới đáy của bồn cầu. Sau đó bạn chỉ cần nhấn nút xả nước, nước sẽ được đưa xuống những rảnh của bồn cầu. Ở đây nước sẽ di chuyển theo vòng tròn và tạo ra áp lực nước mạnh giúp các chất thải đi xuống dưới đáy bồn cầu.
– Nước đi xuống đáy bồn cầu sẽ cuốn tất cả các chất thải xuống phía dưới bể phốt. Ở phía đáy bồn cầu có một phần cong lên có thường được gọi là “weir”,.đây chính là phần lờ gờ giúp giữ nước trong bồn cầu. Phần này giúp tạo chân không ngăn mùi hôi từ dưới bể phốt trào lên nhà vệ sinh.
1.4. Ứng dụng của bồn cầu xổm
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng hiện nay bồn cầu xổm đã dần bị thay thế bằng bồn cầu bệt, nếu xét về chức năng và hiệu quả sử dụng thì 2 loại bồn cầu này đều có tác dụng như nhau.
Nhưng bồn cầu xổm thường có thiết kế đơn giản, tiết kiệm được diện tích và không gian nhà vệ sinh hơn. Đặc biệt, chi phí lắp đặt bồn cầu xổm cũng thấp hơn.nên chúng thường được lắp đặt ở những khu vực và hệ thống vệ sinh công cộng. Điều này giúp đảm bảo vệ sinh, ngăn ngừa được những căn bệnh về da cũng như tiết kiệm chi phí khá lớn.
Với những gia đình có con nhỏ, sử dụng bồn cầu xổm sẽ tiện lợi và an toàn hơn rất nhiều. Trẻ có thể sử dụng mà không cần phải trèo cao khiến người lớn an tâm hơn khi cho trẻ đi vệ sinh một mình.
Ngoài ra, tư thế ngồi xổm khi đi vệ sinh cũng được nhiều chuyên gia khuyến khích vì tránh gây ra các căn bệnh như táo bón, trĩ, viêm ruột thừa và thúc đẩy quá trình tiêu hóa nhịp nhàng và hiệu quả hơn.
2. Cấu tạo bồn cầu bệt
Bồn cầu bệt hiện nay là một trong các thiết bị được sử dụng rộng rãi trên thị trường nhờ vào thiết kế, tính năng,…
2.1. Các bộ phận cấu tạo bồn cầu bệt
Hiện nay, bồn cầu bệt đang được sản xuất phổ biến với nhiều kiểu dáng, kích thước và màu sắc khác nhau nhằm đáp ứng tất cả các nhu cầu của người dùng. Tuy vậy nhưng đa số bồn cầu bệt đều có 4 bộ phận chính như sau:
Két nước:
Đây là nơi tiếp nhận nước từ nguồn cấp để thực hiện các công tác như xả thải cuốn trôi nước tiểu, phân xuống bể phốt. Cấu tạo của két nước bao gồm 9 bộ phận là:
- Ống nạp lại nước sau khi ấn xả nước.
- Phao giúp điều chỉnh mực nước trong két phù hợp.
- Lẫy để gạt nước, bộ phận này chính là tay gạt xả hay nút ấn xả.
- Khung vỏ két nước để chứa nước cùng với những thiết bị bên trong.
- Van xả nước.
- Đường chống tràn giúp ngăn chặn nước tràn ra sàn nhà vệ sinh.
- Van bơm nước.
- Nút xả nước.
- Đường nước xuống bồn cầu.
Thân bồn cầu bệt:
Là phần mà bạn ngồi xuống mỗi khi đi vệ sinh, ở bên trong thân bồn cầu sẽ dùng để chứa các chất thải. Theo đó, cấu tạo của thân bồn cầu bệt sẽ gồm 7 bộ phận:
- Đường thoát các chất thải xuống hầm cầu.
- Đập chặn nước.
- Đường đi của chất thải.
- Diện tích chứa nước bên trong bồn cầu.
- Lượng nước được giữ lại nhờ có đập chắn nước giúp ngăn mùi hôi.
- Đường nước xả.
- Phần khung phía bên ngoài thân bồn cầu.
Nắp bồn cầu bệt:
Ngoài công dụng trang trí thì phần nắp của bồn cầu bệt còn giúp hạn chế tối đa sự phát tán vi khuẩn ra bên ngoài. Theo các chuyên gia, vi khuẩn bên trong bồn cầu có thể bay lên với độ cao khoảng 25cm với bệ ngồi. Vì vậy, bạn nên chú ý đậy nắp bồn cầu mỗi khi xả nước.
Vòi xịt bồn cầu bệt:
Phần vòi xịt này sẽ có chức năng xịt rửa hậu môn sau khi đi vệ sinh, xịt rửa bồn cầu và sàn nhà. Bộ phận này sẽ kích hoạt dòng chảy nguồn nước thông qua nút bấm bằng tay. Khi muốn dùng bạn có thể ấn vào nút ở đầu vòi và nước từ bên trong sẽ chảy ra. Phần vòi xịt bồn cầu bệt gồm 4 bộ phận chính:
- Đầu vòi.
- Dây vòi.
- Gác cài.
- Gioăng cao su.
2.2. Hướng dẫn cách lắp đặt bồn cầu bệt đúng chuẩn
Thiết kế của bồn cầu bệt thường chiếm khá nhiều diện tích nên phù hợp sử dụng cho các nhà vệ sinh có không gian rộng, diện tích lớn.
– Lắp đặt phụ kiện vào két nước:
Két nước cần được lắp đặt đầy đủ phụ kiện gồm ống cấp nước, cần gạt, van xả, gioăng cao su,… giúp tích trữ nước để sử dụng.
– Cố định phần két nước vào bồn cầu:
Với các loại bồn cầu bệt, phần két nước sẽ được thiết kế nằm ngay trên kệ ngồi, bạn chỉ cần dùng ốc vít, cờ lê và bu lông để cố định lại. Sau đó cho nước vào kiểm tra xem ốc đã được vít chặt hay chưa, có bị rò rỉ nước hay không để tiến hành can thiệp và xử lý nhanh chóng.
Trát xi măng và vữa xung quanh ống xả được xây dựng cố định từ trước.
– Lắp đặt đế thải:
Ở bước này cần phải lắp đặt cẩn thận, khéo léo và thực hiện các thao tác nhẹ nhàng, chính xác sao cho phần đế thải nằm khít với ống xả thải.
– Lắp đặt gioăng cao su:
Dùng xà phòng, nước rửa chén để bôi xung quanh phần gioăng cao su rồi đưa vào vị trí đế thải lúc nãy, lấy tay ấn nhẹ cho phần gioăng cao su nằm vào bên trong đế thải là được.
– Cố định bồn cầu:
Sau khi làm xong những bước trên, thực hiện lắp đặt bồn cầu vào vị trí đã được đánh dấu trước đó, chú ý phải cân chỉnh cho đều và chính xác. Lấy bút đánh dấu 2 lỗ chân đế xuống dưới sàn nhà.
Tiến hành nhấc bồn cầu ra, lấy khoan đục 2 lỗ chân đế rồi đặt bồn cầu lại vị trí lúc nãy để cố định. Cuối cùng lấy xi măng và vữa trát vào xung quanh bồn cầu vừa lắp đặt xong.
– Lắp đặt nắp đậy bồn cầu bệt.
2.3. Nguyên lý hoạt động của bồn cầu bệt
Sau khi đi vệ sinh xong, bấm nút xả nước thì lúc này nước sẽ chảy vào bể bồn theo những lỗ nhỏ dọc theo đường dẫn nước và ống phun. Ở đây, nước sẽ dâng lên và vượt mức của khúc cong của con thỏ, nhưng lúc này thì hành động hút nước vẫn chưa xảy ra.
Sau khi nước tràn vào bể bồn càng nhiều thì khối lượng và vận tốc nước chảy qua khúc cong sẽ tăng cao. Lúc này nó sẽ tống không khí xuống nhanh giống như cái bơm. Đồng thời, nó cũng tạo ra một tấm màng nước ngăn cách, bịt kín qua lỗ ống con thỏ. Tấm màng này ngăn không cho không khí từ dưới lỗ trở lại.giúp tạo ra vùng chân không. Sau đó sẽ xảy ra hiện tượng hút nước hay còn được gọi là Xifong.
Khi nước bên trong bồn cầu bắt đầu tăng tốc, nó sẽ chiếm gần hết chỗ trong ống Xifong và thay thế cho không khí. Ống con thỏ sau đó sẽ bị choáng đầy nước. Quá trình hút nước sẽ diễn ra theo ống Xifong xuống bể phốt kéo theo chất thải.
Ngay lúc mức nước trong bể bồn tụt xuống thấp nhất, nó sẽ không còn bịt lỗ vào con thỏ giúp không khí tràn vào và quá trình hút nước kiểu Xifong cũng sẽ chấm dứt.
2.4. Ứng dụng bồn cầu bệt
Bồn cầu bệt ngày nay hầu như đã thay thế bồn cầu xổm tại các công trình lớn, chung cư, nhà cao tầng,….. Vì vậy, không có gì lạ khi những trung tâm thương mại, công ty, cơ quan đều lắp đặt bồn cầu bệt cho nhà vệ sinh của mình. Điều này giúp nâng cao tính thẩm mỹ, cảnh quan, khiến không gian xung quanh trở nên đẹp mắt hơn. Các gia đình có điều kiện kinh tế cũng sẽ lựa chọn lắp đặt bồn cầu bệt cho nhà vệ sinh của mình. Giúp không gian trở nên sang trọng hơn.
Đặc biệt, việc sử dụng bồn cầu bệt thường không gây tê chân. Khiến cho người dùng thất thoải mái hơn khi đi vệ sinh. Tuy nhiên, điều này lại góp phần ảnh hưởng đến quá trình bài tiết, đại tràng cũng như vùng xương chậu của người dùng. Vì vậy, bạn nên đặt một chiếc ghế nhỏ ở dưới chân khi đi vệ sinh để đôi chân được thư giãn. Hệ thống bài tiết cũng được hoạt động tốt hơn.
3. Sử dụng loại bồn cầu nào thì tốt cho sức khỏe?
Bồn cầu được chia làm 2 loại với những ưu nhược điểm riêng của nó. Vậy thì sử dụng loại bồn cầu nào sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bạn.
Theo các nghiên cứu và thống kê từ các chuyên gia, khi sử dụng bồn cầu bệt thì người dùng sẽ không bị tê chân, nhức mỏi. Nhưng điều này thường khiến cho họ mắc phải các chứng lười, gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình bài tiết. Nếu ngồi lâu trên bồn cầu bệt còn khiến người dùng có nguy cơ mắc phải các căn bệnh như khó tiêu, đại tràng, ứ đọng máu trong khoang chậu.hay khúc cạnh tĩnh mạch trĩ. Lâu dần khiến cho chúng ta bị bệnh trĩ.
Trong khi đó, nếu sử dụng bồn cầu xổm thì nó sẽ có lợi cho chúng ta trong quá trình bài tiết hơn. Nguyên nhân chính từ tư thế ngồi xổm khiến cho độ uốn của hông lớn, khiến cho độ thẳng của trực tràng cao hơn nên khi đi vệ sinh sẽ dễ dàng hơn.
Lưu ý:
Dù cho bạn đang sử dụng loại bồn cầu nào đi nữa thì chúng cũng không thể nào tiêu thoát được những vật quá lớn, khó phân hủy. Ví như cuộn giấy vệ sinh hay các vật rắn. Nên không được để các vật kể trên xuống bồn cầu nếu không muốn nó bị tắc nghẽn, ứ đọng.
Bài viết trên gồm các thông tin chia sẻ của chúng tôi về cấu tạo, cách lắp đặt và nguyên lý hoạt động của bồn cầu xổm, bồn cầu bệt. Hy vọng rằng với những thông tin về 2 loại bồn cầu mà chúng tôi cung cấp ở trên. Sẽ giúp bạn có được những kiến thức cần thiết khi muốn lắp đặt bồn cầu nhà vệ sinh.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY THÔNG CỐNG NGHẸT HƯNG PHÁT
- Hotline: 02866.599.805 – 0933.450.825
- Email: thongcongnghetgiare.info@gmail.com
- Website: https://thongcongnghetgiare.info/cong-ty-rut-ham-cau-quan-6.html
- Trụ sở: 360/33/30 Phạm Hữu Lầu, Xã Phước Kiển, Huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh
Chi nhánh 1: Hẻm 458 Huỳnh Tấn Phát, Bình Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh 700000
Chi nhánh 2: 334/6A Thoại Ngọc Hầu, Phường Phú Thạnh, Quận Tân Phú, TPHCM